Đánh giá về đầu tư của nhà nước và tư nhân trong lĩnh vực hàng không, ông Trần Minh Phương, Phó Vụ trưởng Vụ Kế hoạch Đầu tư, Bộ Giao thông vận tải cho biết, từ trước đến nay, kết cấu hạ tầng của hàng không chủ yếu là Nhà nước và doanh nghiệp Nhà nước đầu tư. Vừa qua có sự tham gia của doanh nghiệp tư nhân, xuất hiện một Cảng hàng không mới Cảng hàng không quốc tế Vân Đồn (Quảng Ninh). Đây là sự đổi mới trong thu hút đầu tư trong lĩnh vực cảng hàng không.
Thực chất, chúng ta đang khai thác 22 cảng hàng không, trong đó 21 cảng hàng không có nguồn gốc đầu tư từ Nhà nước.
Từ nhiều năm trước đây, chúng ta sử dụng doanh nghiệp nhà nước để đầu tư các cảng hàng không này. Nhiều công trình thời gian gần đây do Tổng công ty cảng Hàng không Việt Nam (ACV) đầu tư như các nhà ga tại cảng hàng không Nội Bài, Tân Sơn Nhất, Đà Nẵng và một số cảng hàng không mới đã góp phần thay đổi diện mạo cơ sở hạ tầng ngành hàng không…
Mục đích không chỉ là lợi nhuận, còn là phát triển vùng đất mới
Ông Phạm Ngọc Sáu - Giám đốc Cảng hàng không quốc tế Vân Đồn: Trước tiên nói về cạnh tranh, đối với 1 sân bay mới và sân bay tư nhân các nước khác có từ lâu, như Mỹ tổng số sân bay tư nhân có 1.040 sân bay khác nhau còn tại Việt Nam, có Vân Đồn là sân bay tư nhân đầu tiên.
Riêng ngành hàng không cạnh tranh là cần thiết, giữa sân bay Vân Đồn và Cát Bi ở Hải Phòng thì cạnh tranh bên này có bớt khách bên kia không? Quan điểm của chúng tôi là thị trường quốc tế thì tìm kiếm khách hàng như từ Đông Bắc Á, Trung Quốc hay Hàn Quốc, Nhật Bản, Nga, Thái Lan, Đài Loan để tăng cường khách hàng. Những khách hàng này gần như không ảnh hưởng tới thị trường hiện tại ở Cát Bi.
Việc phát triển sân bay mới, dĩ nhiên với doanh nghiệp là vì lợi nhuận, nhưng mục đích của chúng tôi không chỉ là lợi nhuận, mà còn là phát triển vùng đất mới chưa khai phá hết tiềm năng. Như tại Quảng Ninh, được hậu thuẫn, đồng hành của tỉnh, doanh nghiệp có cơ hội để phát triển vùng đất mới.
Việc phát triển sân bay, mỗi sân bay có định hướng riêng, sân bay nhỏ ở địa phương ít sân bay có lãi. Chính vì thế, thách thức của chúng tôi là tìm cơ hội phát triển sân bay như một thành phố sân bay với nhiều khu vực phụ trợ, dịch vụ phi hàng không. Vì thực ra các sân bay Việt Nam có tỷ lệ lợi nhuận phi hàng không chỉ 3% nhưng Hàn Quốc 60% nên cần phát triển.
Sân bay quốc tế Vân Đồn, nguyên tắc quản lý là tập trung vào đầu tiên là cơ sở hạ tầng, tất cả hạ tầng phải đảm bảo tiêu chuẩn quốc tế, hướng tới khách hàng. Hai là đối với hệ thống hàng không, thông tin là quan trọng, chúng tôi chú trọng chia sẻ 4 bộ phận chính trong hệ thống phát triển sân bay là giữa nhà cung cấp cảng, hãng hàng không, người sử dụng, và cộng đồng xung quanh. 4 thành phần này tạo thành hệ sinh thái của sân bay nên chúng tôi muốn phát triển hệ sinh thái riêng và chất lượng dịch vụ.
Cái thứ ba là hệ thống, quy trình tối ưu để khai thác an toàn. Ở điểm thứ tư là con người là cốt lõi, do đó chúng tôi giai đoạn đầu tập trung vào những người có chuyên môn để đáp ứng tất cả tiêu chuẩn tốt nhất của Cơ quan Hàng không Liên bang thuộc Bộ Giao thông Hoa Kỳ (FAA), Tổ chức Hàng không Dân dụng Quốc tế(ICAO). Sau đó là đẩy mạnh chất lượng dịch vụ cho khách hàng, hướng tới khách hàng. Đó là đặc điểm phát triển của sân bay Vân Đồn.
Ông Phạm NGọc Sáu, Giám đốc Cảng hàng không quốc tế Vân Đồn
Cạnh tranh của hàng không sẽ mang lại lợi ích lớn cho người dùng
Trả lời câu hỏi điều gì khiến Bamboo Airways tự tin bước vào thị trường hàng không, ông Đặng Tất Thắng, Phó chủ tịch thường trực Bamboo Airways cho biết, trong chuyến bay hôm nay tôi ngồi cạnh anh Hảo (ông Phạm Văn Hảo, Phó Cục trưởng Cục Hàng không Việt Nam) và đã có cuộc trao đổi rất tuyệt vời về cuộc hội thảo này.
Cạnh tranh ở đây không chỉ giữa các hãng hàng không mà cạnh tranh giữa kinh tế Nhà nước và kinh tế tư nhân. Thời kỳ mở cửa, Nhà nước chỉ giữ vai trò định hướng đường lối, chính sách, còn lại làm sao tạo môi trường Nhà nước và tư nhân bình đẳng với nhau. Lĩnh vực nào Nhà nước làm tốt thì Nhà nước làm, không thì để tư nhân làm.
Đặc biệt, trưa qua tôi có ăn trưa tại nhà riêng của Đại sứ Mỹ tại Việt Nam. Tại đây có thông tin rất thú vị rằng khi Đại sứ Mỹ hỏi các doanh nghiệp Mỹ đầu tư vào Việt Nam, hầu hết doanh nghiệp Mỹ đánh giá cao môi trường đầu tư của Việt Nam và chính sách hỗ trợ của Việt Nam hiện nay.
Hệ thống luật pháp tuy chưa hoàn thiện, nhưng Chính phủ Việt Nam rất linh hoạt và rất cầu thị lắng nghe, có chính sách linh hoạt đảm bảo có lợi ích cho doanh nghiệp. Đại sứ Mỹ đánh giá rất cao môi trường đầu tư của chúng ta.
"Ngoài cạnh tranh giữa kinh tế tư nhân và Nhà nước, cạnh tranh giữa các hãng hàng không thì đặc điểm của hàng không là cạnh tranh sẽ mang lại lợi ích lớn cho người dùng. Vì chúng tôi cạnh tranh để cùng phát triển, không phải cạnh tranh để chiến thắng đối thủ hay làm cho đối thủ không tốt đi", ông Thắng nói.
Thị trường hàng không ở nước láng giềng như Thái Lan có tới 13 hãng hàng không, còn hiện Việt Nam mới chỉ có 4 hãng hàng không. Chỉ số phần trăm người dân Việt Nam bay không quá 50%, tức là không quá 50% người dân được trải nghiệm bay. Với sự ra đời của VietJet hay Bamboo Airways, hy vọng sẽ thêm nhiều người dân có cơ hội được bay và đặt chân lên máy bay.
Còn nhớ trong chuyến bay đầu tiên của Bamboo Airways tôi có tặng hoa hành khách. Nhiều người bắt tay tôi cảm ơn và nói rằng nhờ có Bamboo mà họ được bay, điều này có lẽ Vietjet cũng có từ lâu rồi.
Khi bước vào thị trường này chúng tôi xác định cạnh tranh bằng chất lượng dịch vụ, bằng sự an toàn, sự tiện nghi của các dịch vụ chất lượng 5 sao, bằng sự tận tâm của mỗi con người Bamboo và bằng nhiều sản phẩm mới. Chúng tôi cung cấp dịch vụ như “Bay Bamboo nghỉ FLC”, nhiều dịch vụ mới và tập trung vào những sân bay chính như Hà Nội, TP.HCM, Đà Nẵng.
Ông Đặng Tất Thắng, Phó Chủ tịch thường trực hãng hàng không Bamboo Airways
Bên cạnh đó, chúng tôi sẽ mở các đường bay với các địa phương có nhu cầu kết nối và có tiềm năng. Ví dụ nhiều người ở Thanh Hoá muốn đi Nha Trang phải ra Hà Nội hoặc bay vào sài Gòn rồi đi Nha Trang. Vì vậy, chúng tôi tính mở đường bay thẳng từ Thanh Hoá vào Nha Trang.
Còn về câu chuyện về sự quá tải, tôi nghĩ hạ tầng của chúng ta chưa quá tải. Chúng ta có 22 sân bay nhưng hiện nay thời gian cao điểm nhất chỉ tập trung vào sân bay Tân Sơn Nhất, nhưng cũng chỉ vào từng thời điểm như nghỉ lễ, cao điểm Tết, còn lại chưa quá tải.
Thực tế dịp tết Âm lịch vừa qua Bamboo Airways có 16 chuyến bay Hà Nội - TP.HCM, trong đó có những chuyến bay đêm, nhằm giảm ách tắc giao thông ở các thành phố lớn. Khi bay đêm, nếu đi từ nhà ra sân bay hay ngược lại đều rất nhanh.
Chúng ta đang ở trước ngưỡng cửa cơ hội phát triển rất lớn
Ông Phạm Vũ Tùng - Giám đốc Dự án Công ty cổ phần hàng không Vietjet Air nhấn mạnh chủ đề của buổi toạ đàm hôm nay “Cơ hội cạnh tranh cùng phát triển” là chủ đề rất hay. Nếu chúng ta không mạnh dạn trao đổi, dư luận xã hội sẽ nghĩ cứ ra thêm 1 hãng hàng không là có cạnh tranh. Không những thế, nhiều người vẫn cho rằng cạnh tranh là xấu, dù thực tế cạnh tranh rất tốt.
Vì nhiều người nghĩ cạnh tranh không tốt nên trong quá trình VietJet xây dựng và phát triển cũng đã phải chịu áp lực suốt 8 năm qua, từ 2011 đến nay. Theo tôi, đây cũng là dịp mọi người hiểu thêm cạnh tranh trong ngành hàng không thực chất là thế nào.
Về con số, Việt Nam có tăng trưởng 2 con số trong vài năm qua. 5 năm qua, hàng không Việt Nam đạt con số tăng trưởng khoảng 29% trong khi Trung Quốc, là thị trường hàng không phát triển rất tốt, cũng chỉ có 10-15%, Thái Lan 11,1% và Hàn Quốc 10,4%. Chúng ta đạt gần 30% là con số cực kỳ ấn tượng vào thời điểm này.
Đây là cơ hội phát triển, để chúng ta nhìn nhận sự cạnh tranh là nóng hay không. Việt Nam hiện tính trung bình chỉ có 1,9 máy bay/ triệu dân, trong khi Thái Lan có 4,7 máy bay/triệu dân, Malaysia có 9,5 máy bay/triệu dân. Đưa ra những con số này để thấy Việt Nam xuất phát với con số rất thấp, vì vậy phải có sự cạnh tranh với nhau.
Hiện Việt Nam chỉ có 5 hãng hàng không được cấp phép hoạt động, trong khi đó Thái Lan có thời điểm lên tới 30 hãng hàng không, Indonesia có 27-28 hãng hàng không.
Chúng ta đang ở trước ngưỡng cửa cơ hội phát triển rất lớn. Thay vì nói câu chuyện cạnh tranh và các đối thủ chiến đấu với nhau, từ khi VietJet ra đời đến nay có thêm Bamboo Airways, chúng tôi chưa bao giờ nghĩ sẽ có đối thủ cạnh tranh trực tiếp mà phải làm thật tốt công việc, làm thật tốt dịch vụ của mình và có sáng tạo.
Ở đây có Chủ tịch ACV Lại Xuân Thanh, ông Thanh luôn nói câu chuyện chúng ta phải nghĩ đến chuyện cạnh tranh với các hãng hàng không nước ngoài khi mở cửa bầu trời, chứ không phải các hãng hàng không trong nước “chiến đấu” với nhau. Cho đến nay chúng ta vẫn kiên trì đường lối ấy, thấm nhuần tư tưởng ấy.
Ở Bamboo Airways có những mạch sản phẩm như “Bay Bamboo nghỉ FLC”, thì VietJet cũng thế. Chúng tôi có liên doanh Thái VietJet trụ sở đặt ở Thái Lan. Chúng tôi bay tốt ở thị trường Thái Lan và được cả Chính phủ, Bộ Giao thông Thái Lan đánh giá cao.
Về vận tải hàng không, chúng tôi cũng có chi nhánh để khai thác những thị trường về vận tải hàng hoá.
Ông Phạm Vũ Tùng - Giám đốc Dự án Công ty cổ phần hàng không Vietjet Air:
Xin hỏi ông Lại Xuân Thanh, Chủ tịch HĐTV Tổng Công ty cảng hàng không Việt Nam- ACV, gần đây có nhiều nhà đầu tư tư nhân tham gia đầu tư vào hạ tầng hàng không. Đơn cử như SunGroup với CHK Vân Đồn. Khi có nhà đầu tư tham gia, thị trường hàng không sẽ thay đổi như thế nào, thưa ông?
Ông Lại Xuân Thanh: ACV là một trong những tổng công ty lớn đang thực hiện nhiệm vụ quản lý, khai thác 22 cảng hàng không, trong đó có 21 cảng đang khai thác.
Cảng hàng không, sân bay thuộc hạ tầng giao thông quốc gia, thực hiện theo nguyên tắc giao thông đi trước một bước. Đây là yếu tố đầu tiên và ảnh hưởng lớn nhất đến hoạch định chiến lược hạ tầng.
Do đây là kết cấu hạ tầng giao thông nên phải được quản lý chặt chẽ bằng kế hoạch, quy hoạch, chiến lược phát triển của Nhà nước.
Tôi muốn nói rằng, nguồn lợi trực tiếp thu được từ hạ tầng hàng không không phải dễ dàng. Nhà nước đang có chính sách huy động nguồn lực xã hội vào hạ tầng hàng không. CHK Vân Đồn chính là một mô hình thành công về việt thu hút xã hội hoá đó. Nhưng hàng không còn nhiều đặc thù khác. Xã hội hoá phải đảm bảo hài hòa lợi ích, lợi ích của các nhà đầu tư và lợi ích của xã hội.
ACV chúng tôi luôn ủng hộ chủ trương xã hội hoá. Tuy nhiên, tôi cho rằng, xã hội hóa cần theo mô hình của Vân Đồn. Theo tôi, Nhà nước nên xã hội hoá kêu gọi đầu tư toàn bộ cảng, không nên chỉ kêu gọi một hạng mục riêng biệt. Bên cạnh nguyên tắc một cảng hàng không, một nhà khai thác chúng ta cần đảm bảo, còn là vấn đề lợi ích của doanh nghiệp cảng.
Tôi muốn nói rằng, không phải cảng hàng không nào cũng mang lại nguồn lợi trực tiếp. Nhà nước phải duy trì toàn bộ các cảng, trong đó có những cảng hàng không địa phương chỉ mang lại hiệu quả phát triển KT-XH cho địa phương chứ không cho lợi ích của chính cảng hàng không đó. SunGroup đầu tư vào Vân Đồn cũng còn cân đối từ hiệu quả chung, không đơn thuần chỉ trông chờ vào tiền thu từ dịch vụ hàng không. Có Vân Đồn, lợi ích đầu tư của SunGroup trong khu vực đó sẽ phải tăng lên.
Ông Lại Xuân Thanh, Chủ tịch HĐTV Tổng Công ty cảng hàng không Việt Nam- ACV
Phiên thứ 2 hội thảo với nội dung "Để hàng không tiếp tục tăng trưởng mạnh mẽ", bà Vũ Thị Thu Thuỷ, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh cho biết, thời gian vừa qua Quảng Ninh thực hiện chủ trương chung của Đảng, được trung ương đánh giá có nhiều đột phá, sáng tạo tạo môi trường thu hút nhà đầu tư đầu tư hạ tầng giao thông. Ngoài ngân sách nhà nước, nhiều dòng vốn đầu tư cho hạ tầng giao thông đưa vào sử dụng như cầu Bạch Đằng nối Hải Phòng - Hạ Long, cao tốc Hạ Long - Vân Đồn, Vân Đồn - Móng Cái, hết 2021 sẽ có cao tốc nối liền chạy dọc Quảng Ninh.
Ngoài cao tốc, đóng góp của khối tư nhân vào đầu tư giao thông là việc khánh thành khai thác sử dụng cảng tàu khách quốc tế chuyên biệt dành cho khách du lịch có thẻ đón tàu biển quốc tế với sức chở 7.000 khách du lịch và thuyền viên phục vụ. Tại sân bay Vân Đồn, Bamboo Airways đã đưa khách du lịch TP.HCM đến Vân Đồn nhanh hơn.
Chúng tôi bố trí ngân sách tỉnh cho khách đến và đi tại sân bay Vân Đồn được miễn phí xe đến các địa phương trong tỉnh, miễn phí thăm quan Vịnh Hạ Long... Sân bay mới đưa vào hoạt động ngày 30/12/2018, trong quý đầu tiên của năm 2019 đã có nhiều hãng bay mở các đường bay đến với công suất khai thác tốt.
Các hãng hàng không đã bắt đầu có chuyến bay tại sân bay Vân Đồn nhưng chuyến bay chưa nhiều, mong rằng thời gian tới các chuyến bay sẽ được tăng lên, đặc biệt việc kết nối với các điểm như Hàn Quốc, Nhật Bản…
Thời gian sắp tới chúng tôi mong muốn ngoài sự đầu tư của nhà đầu tư chiến lược như FLC, Sungroup, Vingroup, Tuần Châu... các nhà đầu tư đầu tư nhiều hơn nữa kết nối, giới thiệu tiềm năng du lịch Quảng Ninh.
Năm 2018 Quảng Ninh đã đạt quán quân Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh - PCI, và đây là năm thứ 2 liên tiếp Quảng Ninh đạt thứ hạng này. Quảng Ninh cam kết với nhà đầu tư sẽ tạo điều kiện thuận lợi, thông thoáng hơn nữa cho nhà đầu tư.
"Chúng tôi sẽ kết nối với những điểm tiềm năng du lịch, Quảng Ninh là điểm như vậy"
Ông Đặng Tất Thắng, Phó Chủ tịch thường trực Hàng không Bamboo Airways cho biết, Bamboo luôn luôn sáng tạo, chiến lược cơ bản là khai thác thị trường ngách, nếu như trước đây dồn vào Tân Sơn Nhất, Nội Bài nhưng hiện chúng tôi sẽ kết nối với những điểm có tiềm năng về du lịch, Quảng Ninh là điểm như vậy. Tập đoàn FLC là một trong hãng bay đầu tiên khai thác chuyến TP.HCM – Vân Đồn và tới đây Vân Đồn – Đà Nẵng, tạo nhu cầu đi lại giữa 2 địa phương.
Có khoảng 65% khách du lịch nước ngoài đến Việt Nam đều đến Hạ Long nên chúng tôi sẽ mở các đường bay từ Nhật Bản, Hàn Quốc... đến Vân Đồn. Tháng 5 mở đường bay Đà Nẵng- Vân Đồn, cuối quý III là các điểm bay quốc tế đến Vân Đồn.
Cản trở hạ tầng có thể làm kế hoạch bị chậm lại, liệu điều này có diễn ra với Bamboo?
Ông Thắng cho biết chúng tôi tìm các địa phương tiềm năng du lịch. 2015 Quy Nhơn là địa phương mà tôi nhớ hồi đó có 2 chuyến bay, khó khăn để đặt vé. Sau 1 năm chúng tôi khánh thành và 2017 có 10 chuyến và hiện hơn 20 chuyến bay, Hà Nội – Quy Nhơn của chúng tôi luôn trong tình trạng khan vé.
Với FLC và Bamboo chúng tôi tự hào có hệ sinh thái, không phải hãng hàng không nào hay công ty nào có thể làm được điều này, khai thác thị trường ngách, tạo thị trường mới, đa dạng sản phẩm.
Những chính sách của các địa phương có thuận lợi hay cản trở gì đến chiến lược phát triển của Bamboo Airways. Có điểm nghẽn nào về phát triển hạ tầng hàng không tại các địa phương ảnh hưởng đến chiến lược phát triển của Bamboo hay không?
Trả lời câu hỏi này, ông Thắng cho rằng, hiện nay Việt Nam có 22 cảng hàng không, tuy nhiên, áp lực hạ tầng chỉ dồn lên hai sân bay Nội Bài và Tân Sơn Nhất, còn 20 sân bay khác mới khai thác được khoảng 20-30% công suất.
"Bamboo Airwways lực chọn đi theo thị trường ngách để khai thác được tối đa năng lực của các sân bay địa phương. Theo tôi biết, sân bay vân đồn mới khai thác được khoảng 50-60%. Vì vậy việc, Bamboo cùng vào khai thác thì sẽ giúp khai thác được tối đa tiềm năng của các sân bay, đồng thời tăng tính cạnh tranh của các sân bay", ông Thắng nói.
Đóng góp của sân bay Phù Cát và khó khăn của địa phương khi phát triển sân bay này?
Ông Nguyễn Phi Long cho rằng: Cách đây 3-4 năm nhắc đến sân bay Phù Cát nhiều người không biết. Quy Nhơn giống như một "nàng công chúa say ngủ" nhưng nhờ sự đầu tư của FLC, tiềm năng du lịch của nơi đây đã được đánh thức.
Từ một sân bay Nhà nước phải hỗ trợ giá cho Vietnam Airlines, hiện mỗi ngày đã có 20 chuyến bay đến đây. Dù chưa có sân bay quốc tế, nhưng đã đón hơn 300 nghìn khách quốc tế trong năm 2018. Từ chỗ chỉ ước mong có 1 - 2 triệu khách du lịch mỗi năm, Quý I/2019, Quy Nhơn đã đón hơn 1 triệu khách du lịch. Điều mà chúng tôi thấy rõ nhất là người dân của Bình Định có nhiều nguồn thu nhập tăng thêm từ tăng trưởng du lịch.
Thời gian qua, ACV đã rất tích cực đầu tư vào sân bay Phù Cát, sắp tới ACV sẽ tiếp tục nâng cấp nhà ga T2 để đảm bảo đáp ứng việc đón khách quốc tế. Tỉnh Bình Định sẽ phối hợp với các bộ ngành Trung ương, Bộ GTVT, Cục Hàng không Việt Nam để có cơ chế, chính sách phát triển phù hợp, để đón thêm nhiều khách quốc tế.
Để sân bay Phù Cát tiếp tục phát triển hơn nữa, tỉnh Bình Định sẽ có trách nhiệm kết nối hạ tầng từ sân bay Phù Cát về Quy Nhơn. Cuối năm nay, chúng tôi sẽ khánh thành tuyến đường mới từ sân bay về Quy Nhơn, trước đây là 1 tiếng, giờ chỉ còn 30 phút.
Thứ hai, chúng tôi sẽ có chính sách phát triển du lịch, giữ môi trường du lịch trong sạch. Đây là trách nhiệm của địa phương.
Chúng tôi hy vọng thời gian tới sẽ tiếp tục đón nhận sự quan tâm của các doanh nghiệp hàng không, Bộ Giao thông, tổng công ty hàng không để du lịch Bình Định cất cánh.
Đóng góp của sân bay Phù Cát và khó khăn của địa phương khi phát triển sân bay này?
Trả lời câu hỏi này ông Nguyễn Phi Long cho rằng: Cách đây 3-4 năm nhắc đến sân bay Phù Cát nhiều người không biết. Quy Nhơn giống như một "nàng công chúa say ngủ" nhưng nhờ sự đầu tư của FLC, tiềm năng du lịch của nơi đây đã được đánh thức.
Từ một tỉnh chỉ ao ước có 1 triệu khách du lịch mỗi năm thì nay con số này đã đạt được.
"Sân bay Phù Cát không phải của riêng Bình Định, nên đầu tư cho sân bay rất khó, tuy nhiên, nhờ sự đầu tư tích cực của Tổng công ty hàng Việt Nam, Bình Định đã có một cảng hàng không mới, sắp tới nâng cấp nhà ga T2 để đón khách quốc tế.
Tỉnh Bình Định sẽ tích cực phối hợp cùng các bộ ngành để phát triển, tỉnh cũng sẽ tích cực hoàn thiện hệ thống hạ tầng giao thông kết nối để kết nối sân bay với các địa điểm quan trọng.
Tỉnh cũng sẽ cố gắng giữ cho môi trường du lịch trong sạch, không để cho các hành vi không đẹp ảnh hưởng đến du lịch.
Chúng tôi hy vọng thời gian tới sẽ tiếp tục đón nhận sự quan tâm của các doanh nghiệp hàng không, Bộ giao thông, tổng công ty hàng không để du lịch Bình Định cất cánh.
Ngành hàng không phải có giải pháp gì để thúc đẩy đẩy du lịch và hàng không phát triển tương hỗ?
Ông Đinh Ngọc Đức, Vụ trưởng Vụ thị trường Tổng cục du lịch: "Theo tôi hàng không và du lịch như hai cánh của một chiếc máy bay. Câu chuyện để hàng không phát triển mạnh mẽ cũng là câu chuyện làm sao để du lịch phát triển mạnh mẽ".
Theo thống kê, hiện trên 80% khách du lịch nước ngoài đến Việt Nam là từ hàng không, lượng khách nội địa đi đường hàng không cũng ngày một tăng, do đó, để hàng không phát triển thì cũng chính là phát triển du lịch.
Du lịch quốc tế và nội địa phải có sản phẩm tốt là điểm đến hấp dẫn, như Bình Định có cơ sở vật chất khách sạn, resort, văn hóa cộng đồng, ẩm thực địa phương, Chính phủ tham gia đảm bảo điểm đến hấp dẫn, an toàn cho khách du lịch. Với khách quốc tế thì thủ tục visa phải thuận tiện, các hãng hàng không thì phải phát triển chất lượng dịch vụ, độ an toàn.
Theo ông Đức, các hãng không cần các đường bay và hạ tầng. Câu chuyện này đã bàn rất nhiều nên trong các sự kiện xúc tiến du lịch chúng tôi luôn mời các hãng hàng không tham gia để cùng kết nối phát triển du lịch song hành với hàng không, kết nối các thị trường du lịch trong nước với nhau, với các thị trường nước ngoài.
Trong nước có nhu cầu thì các địa phương như Quảng Ninh, Bình Định, Thanh Hóa đều là điểm đến hấp dẫn thì sẽ có các nhà đầu tư, các hãng hàng không vào cuộc.
Với doanh nghiệp du lịch, các doanh nghiệp du lịch đã hợp tác với hàng không đưa khách hàng tới. Bản thân nhiều doanh nghiệp cũng tích cực đổi mới, chẳng hạn FLC đã tạo nên một combo cho khách từ du lịch đến hàng không. Như vậy sẽ đa dạng hoá sản phẩm, hấp dẫn và thu hút khách.
"Tôi tin tưởng với tăng trưởng ba năm qua, khách quốc tế đến Việt Nam năm 2015 là 7,9 triệu lượt khách, đến 2018 đã tăng gấp 2 lần lên 15,5 triệu lượng khách quốc tế. Thời gian tới, tôi hy vọng lượt khách quốc tế tới Việt Nam sẽ tăng hơn, khách nội địa cũng tăng. Từ đó, hy vọng cả hàng không và du lịch cùng phát triển", ông Đức nói.
TS. Lê Đăng Doanh, chuyên gia kinh tế
Nhà đầu tư đã đầu tư tài chính, tâm huyết, ở góc nhìn kinh tế theo ông để giữ tăng trưởng bền vững điều cốt yếu là làm gì?
Ông Lê Đăng Doanh, chuyên gia kinh tế cho biết, Quy Nhơn và bờ biển của Quy Nhơn là một trong thắng cảnh đẹp nhất của Việt Nam.
Chúng ta nói cảng hàng không Tân Sơn Nhất quá tải, nóng tôi đề nghị phân tích nóng cái gì, nóng bao giờ nếu tận dụng xử lý bằng công nghệ thông tin, check in không xếp hàng cũng sẽ nhanh hơn gấp nhiều lần. Nóng từ Tân Sơn Nhất, Nội Bài là không có vận tải đi về thành phố, rất kém, chỉ có xe bus còn ở 1 số nước, tàu hoả, tàu điện, xe bus liên tục, cần giải quyết thay vì nói chung chung. Nếu vận dụng tốt hơn phương tiện hiện đại chúng ta hoàn toàn có khả năng nâng công suất lên nhiều lần.
Để xử lý vấn đề nóng theo tôi cần tăng cường bay đêm và hạ giá vé bay đêm tăng hành khách lên rất nhiều. Tôi đi 58 nước và nhiều nơi mình phải đến từ 1-2h sáng. Cần xử lý cụ thể khâu này, kết nối các chuyến bay tốt hơn, tăng tầng suất công suất sử dụng.
Tới đây Bamboo đưa về lượng tàu bay khá lớn, để khai thác đáp ứng nhu cầu của khách hãng có gặp khó khăn gì không về nguồn lực?
Ông Đặng Tất Thắng: Chúng ta không nên đặt vấn đề phát triển nóng, tôi đồng ý với quan điểm này của TS. Lê Đăng Doanh. Tôi nghĩ phát triển của hàng không hoàn toàn xuất phát từ nhu cầu thực tế. Bamboo đi sau và nếu chỉ bắt đầu 1-2 máy bay thì không biết đến bao giờ chúng tôi mới bắt kịp các hãng khác.
Bamboo một tháng nhận 4 tàu bay mới về, riêng 2019 đặt mục tiêu lên 40 tàu bay. Để đáp ứng nhu cầu phát triển nhanh Bamboo Airways sẽ tập trung phát triển nhân lực, để phát triển vấn đề an toàn và khai thác bay chúng tôi không bao giờ đánh đổi. Song song kêu gọi nhân lực tài năng, chúng tôi tự xây dựng trung tâm đào tạo, tháng 6/2019 khai trương trung tâm huấn luyện, đào tạo hàng không tại FLC Vĩnh Thịnh. Chúng tôi đang xin khu đất nằm gần quần thể FLC xây dựng trung tâm đào tạo nhân sự cho hàng không. Tháng 7/2019 Boieng sẽ đưa chuyên gia đến với Bamboo để phát triển tàu bay rộng.